Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Không sợ áp lực đảo chiều từ VND sang USD

Tính từ tháng 6 đến nay, giá USD ngân hàng (NH) có vài lần được niêm yết kịch trần lên mức 21.036 VND/USD.


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Song song đó, lãi suất USD tại một số NH cũng được nâng lên hơn 4%/năm. Mặc dù giá USD trong NH liên tục biến động thì tỉ giá USD bình quân liên NH được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ nguyên từ đầu năm.


Tăng giá nhẹ là bình thường
Câu hỏi mà nhiều người quan tâm lúc này là tỉ giá từ nay đến cuối năm như thế nào? Thống đốc NHNN từng cho biết có thể giữ ổn định thị trường ngoại hối với mức biến động VND 2%-3%.


Theo các chuyên gia, chính vì suy nghĩ giá USD sắp tới sẽ tăng nên đã xảy ra tình trạng các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu tranh thủ trích trữ ngoại tệ. Ngược lại, các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu có xu hướng chờ đợi hơn là bán ngoại tệ ngay. Điều này làm cho cầu USD thời gian qua tăng. Bởi thế các NH đã nâng giá USD lên cao.


Sự biến động của USD thời gian qua theo chuyên gia tài chính NH Nguyễn Trí Hiếu, thật ra cũng là điều bình thường, không có gì đột biến. USD tăng do áp lực trả tiền khi một số DN đến lúc phải đáo hạn. Mặt khác, vài tuần qua tình hình nhập khẩu cũng tăng lên đôi chút nên giá USD tăng theo.


Ông Đào Hồng Châu, Phó Tổng Giám đốc NH Eximbank, phân tích: Thường vào cuối năm DN có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, thanh toán… cao nên USD sẽ tăng lên. Tuy nhiên, bối cảnh năm nay lại khác, Chính phủ hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu cho nên không bị áp lực như mọi năm.


Thận trọng khi điều chỉnh
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN, cũng cho rằng việc điều chỉnh giá USD trong NH là bình thường, thậm chí giá USD tăng còn kích thích xuất khẩu.


Trong báo cáo Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012-2013, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã nhận định: Tỉ giá VND/USD đang được đánh giá thấp hơn so với thực tế, giá trị thật của USD lúc này đáng ra phải là 22.000 USD. Bên cạnh đó, USD trên thế giới liên tục tăng mạnh hơn so với các đồng ngoại tệ khác, làm cho hàng Việt Nam xuất khẩu đắt hơn các mặt hàng tại quốc gia nhập khẩu. Vì thế, nếu muốn kích thích xuất khẩu từ bây giờ đến cuối năm phải điều chỉnh tỉ giá.


Theo TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính NH, thời gian qua lãi suất huy động USD thấp hơn rất nhiều so với VND cho nên người dân có xu hướng bán USD lấy VND gửi tiết kiệm. Không chỉ người dân, ngay cả NH cũng thích VND hơn. Nếu điều chỉnh tỉ giá bây giờ không khéo dẫn đến tình trạng đảo chiều. “Vì thế NHNN chắc chắn sẽ rất thận trọng trong việc điều chỉnh lãi suất” - ông Nghĩa nhận định.


Vậy điều chỉnh bao nhiêu là hợp lý? “Tôi cho rằng USD có thể điều chỉnh khoảng dưới 3% từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi chỉ nên giảm thêm 1% nữa thôi chứ nếu giảm khoảng 2% sẽ có biến động” - chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói thêm.


Một chuyên gia tài chính khác cho rằng một điều rất dễ nhận thấy là từ đầu năm đến nay tình hình nhập khẩu của Việt Nam không như mọi năm, do đó sức cầu USD tương đối thấp. Bên cạnh đó, NH còn mua ròng USD từ người dân nên chắc chắn cán cân thanh toán của NH không bị thâm hụt. “Đó là chưa kể những động thái hỗ trợ từ phía NHNN chắc chắn tỉ giá USD từ nay đến cuối năm sẽ nằm trong tầm kiểm soát, áp lực về cầu USD”.


Sự chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ theo tôi tương đối cân bằng. Hiện nay lãi suất tiền gửi là 9%, lãi suất ngoại tệ là 2%. Trong khi đó lạm phát trong năm nay sẽ vào khoảng 6%, cộng với 2% rủi ro hối đoái là bằng 8%. Như vậy, 9% lãi suất tiền gửi trừ đi 8% này còn 1%. Dư địa để NHNN tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi chỉ còn khoảng 1%. Nhưng 1% là con số mong manh, nếu NHNN tiếp tục giảm lãi suất VND nữa rất có thể xảy ra tình trạng đảo chiều từ nội tệ sang ngoại tệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét