Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

'Loạn' mô hình tổ chức các ngân hàng

 
Tái cấu trúc ngân hàng là một câu chuyện lớn và thực hiện trong quá trình kéo dài. Trong bài viết này, chỉ xin đề cập tới một vấn đề nhỏ là hệ thống tổ chức kinh doanh của các ngân hàng.

Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Đây được xem là một vấn đề tưởng như là hình thức nhưng liên quan sâu xa đến cơ cấu hoạt động, quyết định hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng

Chi nhánh, phòng giao dịch hay quỹ tiết kiệm?

Đặc thù lớn nhất của các ngân hàng: sự trải rộng của của các điểm giao dịch. Đây là đặc tính mà không có một doanh nghiệp (DN) nào khác có thể đạt phổ rộng về sự hiện diện về mặt điểm giao dịch như ngân hàng (NH). Và nó cũng kéo theo sự lập lờ về tổ chức của các ngân hàng

Thông thường, hệ thống của một ngân hàng thường bao gồm các cấp: hội sở chính;  Sở Giao dịch và các chi nhánh; các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc Sở Giao dịch,các chi nhánh.

Luật Các tổ chức tín dụng 2010 mới chỉ đề cập rằng các ngân hàng thương mại được phép thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp ở trong nước, chi nhánh, văn phòng đại diện, hay các hình thức hiện diện khác ở nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã cố cho ra được thông tư quy định về mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đến nay, văn bản chính thức vẫn chưa được ban hành dù đã 2 lần xin ý kiến. Điều này chứng tỏ, việc quy định các đơn vị kinh doanh của ngân hàng thương mại không hề dễ dàng.

Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lách luật và "lờ vờ" về mặt hoạt động. Hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại đang lập lờ nhiều nhất là giữa mô hình "Quỹ tiết kiệm" và "Phòng Giao dịch". Theo quy định, quỹ tiết kiệm không được thực hiện nghiệp vụ cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nhìn cơ cấu tổ chức của phần lớn quỹ tiết kiệm thì đều thấy xuất hiện chức danh: chuyên viên quan hệ khách hàng. Đây bản chất là một dạng cán bộ tín dụng. Chuyên viên này thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ từ tư vấn, lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ lần đầu. Cái khác duy nhất là người quản lý ký sẽ lãnh đạo chi nhánh mà quỹ tiết kiệm trực thuộc. Điều này sẽ nghiễm nhiên coi hoạt động tín dụng là của chi nhánh

Ngoài ra, các nghiệp vụ khác, quỹ tiết kiệm hoạt động hoàn toàn giống với các phòng giao dịch: nhận tiền gửi, chiết khấu giấy tờ có giá do tổ chức mình phát hành, thanh toán, phát hành thẻ... Trong hệ thống các chỉ tiêu doanh số được giao của một chuyên viên quan hệ khách hàng ở quỹ tiết kiệm, ở phòng giao dịch, ở chi nhánh hoàn toàn giống nhau: huy động phải đạt bao nhiêu tỷ, phải phát hành được bao nhiêu thẻ, phải giải ngân được bao nhiêu tiền... Sự khác nhau chỉ về mặt khối lượng. Điều này chứng tỏ, trên thực tế, các hoạt động nghiệp vụ của một quỹ tiết kiệm không hề kém một phòng giao dịch.

Bản thân nếu đặt ra câu hỏi "Sự khác biệt giữa quý tiết kiệm và phòng giao dịch" thì các nhân viên ngân hàng cũng khó mà trả lời được, bởi đơn giản, nghiệp vụ giống hệt nhau.

Câu hỏi sẽ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước siết chặt điều kiện mở phòng giao dịch, nhưng lại không quá siết chặt việc mở quỹ tiết kiệm thì bản thân việc siết này không còn có ý nghĩa và đẩy các ngân hàng vào thế lách luật, và đã từng có phong trào mở quỹ tiết kiệm của các ngân hàng.

Một dạng tổ chức nữa mà chúng tôi quan sát được là dạng "Phòng giao dịch cấp chi nhánh". Ở đây, các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm thường chỉ dao động khoảng 4 đến 10 người. Chúng tôi có theo dõi và thấy một đặc trưng điển hình của phòng giao dịch: Giám đốc Phòng giao dịch: 1 người; 1 người là Phó Giám đốc hoặc Kiểm soát viên thường phụ trách công tác kế toán của chi nhánh, phê duyệt các giao dịch của giao dịch viên hàng ngày; 1-2 chuyên viên quan hệ khách hàng; 1-2 giao dịch viên; ngoài ra tùy ngân hàng có thể có nhân viên quỹ, chuyên viên hỗ trợ tín dụng... Đặc tính cơ bản: PGD không có nhân viên lái xe, không được cấp xe ôtô riêng.

Tuy nhiên, khi đứng trước cửa một phòng giao dịch của ngân hàng S, chúng tôi thấy được được có đầy đủ các phòng ban như một cấp chi nhánh: Phòng DVKH để tiến hành giao dịch hàng ngày, phòng khách hàng cá nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng kế toán, rồi cả bộ phận hành chính, chuyên viên nhân sự, lái xe, có được hội sở cấp xe riêng... rất đầy đủ. Khi báo cáo số lượng nhân sự, các phòng giao dịch này sẽ có số lượng lớn hơn các phòng giao dịch khác. Từ đấy, chúng ta có quyền nghi ngờ về việc ngân hàng "lách" luật, tổ chức chi nhánh, nhưng chỉ đăng ký là Phòng Giao dịch.

Ngoài ra, khái niệm Sở Giao dịch cũng cần phải được luật hóa, được quy định chính thức phạm vi hoạt động để làm rõ chức năng của đơn vị này. Cụm từ "Sở Giao dịch" mới chỉ xuất hiện trong Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về tổ chức của ngân hàng thương mại.

Trên thực tế, Sở Giao dịch có thể được gọi dưới các tên như Trung tâm Kinh doanh Hội sở, Trung tâm Giao dịch Hội Sở... có ngân hàng chỉ có 1 Sở Giao dịch, nhưng nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhà nước lại có cả Sở Giao dịch 2, Sở Giao dịch 3...  Và cũng trên thực tế, Sở Giao dịch bản chất cũng chỉ là một dạng chi nhánh.

Số lượng bao nhiêu thì đủ?

Các ngân hàng đang đua nhau mở thêm các điểm giao dịch. Và hiện tại, với các điểm giao dịch, máy ATM thì có thể nói, ngân hàng len lỏi đến cấp phố, hầu như con phố nào cũng có ít nhất một ngân hàng, to thì chi nhánh, bé thì quỹ tiết kiệm.

Ở đây, vô địch về việc mở điểm giao dịch phải kể đến các ngân hàng nhà nước (Agribank) và các ngân hàng do nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Đơn cử, trên địa bàn quận Thanh Xuân, Agribank  có gần 20 điểm giao dịch (bao gồm cả Chi nhánh, Phòng Giao dịch), trong đó, có những tuyến đường như Nguyễn Trãi, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Quý Đức có từ 2 - 3 phòng giao dịch. Điều này chắc chắn không một ngân hàng thương mại cổ phần nào có được.

Các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chiếm cổ phần chi phối khác như Vietinbank, BIDV đều có mức độ dày đặc các điểm giao dịch cũng chỉ kém tý chút như chi nhánh Vietinbank Chương Dương có tận 8 Phòng Giao dịch trên địa bàn quận Long Biên và cũng chỉ tập trung chủ yếu ở gần gần các khu vực đường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, và Ngọc Lâm.

Các ngân hàng thương mại cổ phần khác tuy không "đạt được" độ một phố có thể có 2 phòng giao dịch, nhưng sự xuất hiện cũng dày đặc không kém như Techcombank, MaritimeBank...

Ngoài ra, theo lý thuyết thông thường, mỗi chi nhánh sẽ hoạt động kinh doanh ở một địa bàn cụ thể, và có thể mở các phòng giao dịch ở xung quanh đó phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ, chi nhánh Long Biên của một ngân hàng thường đặt trụ sở chi nhánh trên địa bàn quận Long Biên, và mở thêm các phòng giao dịch,quỹ tiết kiệm trên địa bàn quận này để hoạt động.

Tuy nhiên không hẳn vậy, các chi nhánh của các ngân hàng có thể có các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc trên khắp thành phố. Điển hình như Chi nhánh Vietinbank Chương Dương có cả các phòng giao dịch ở tận nhiều quận trong thành phố. Và hiện tượng này không phải là hiếm và tồn tại ở nhiều ngân hàng.

Việc này đương nhiên  sẽ không gây ra rủi ro gì cho hoạt động của hệ thống, nhưng các ngân hàng cũng nên xem lại mạng lưới quy hoạch chi nhánh, phòng giao dịch của mình. Đặc biệt, đối với các ngân hàng có quá nhiều phòng giao dịch thì nên xử lý bởi các phòng giao dịch chưa chắc đã đem lại hiệu quả cao khi nó xuất hiện quá dày đặc, thậm chí, có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong chính một hệ thống ngân hàng.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Phẩu thuật nâng mũi không để lại bất kí tổn thương nào

Phẩu thuật nâng mũi

Hiện nay, trong phẫu thuật nâng mũi nói chung thì người ta sử dụng hai loại vật liệu chính đó là vật liệu sua mui han quoc lấy từ tự thân và vật liệu nhân tạo.
nang mui han quoc

1/ Vật liệu tự thân:
- Sụn vách ngăn từ mũi
- Sụn vành tai
- Sụn sườn
- Xương mào chậu
- Cân cơ thái dương
- Mỡ
Ưu điểm: là an toàn, không sợ phản ứng
Nhược điểm: Là phải cần thêm một cuộc phẫu thuật để lấy chất liệu đó từ cơ thể, sẽ để lại thêm một vết sẹo, mặt khác, miếng sụn sau khi cấy ghép cũng dễ bị teo nhỏ dần theo một cơ chế tự nhiên, làm thay đổi kết quả giải phẫu. Với miếng sụn tươi sống này việc cắt gọt chỉnh sửa hình dáng theo ý muốn cũng khó khăn hơn chất liệu nhân tạo…
2/ Vật liệu nhân tạo: Thường các chất liệu được làm phau thuat nang mui han quoc gần giống với hình dáng của sống mũi người, khi sử dụng bác sỹ thẩm mỹ còn phải chỉnh sửa sao cho phù hợp với từng trường hợp trước khi đặt vào. Chất liệu chủ yếu để làm sống mũi nhân tạo thường là silicone và các hợp chất của silicone. Có thể ở dạng rắn, dẻo hay sợi mềm như Gore-Tex. Các chất liệu này rất tiện lợi cho sử dụng, dễ chỉnh sửa, an toàn cho cơ thể và tạo hình dáng mũi tự nhiên, mềm mại.
phau thuat nang mui han quoc

Có 2 phương pháp nâng mũi phổ biến là tiểu phẫu cấy ghép sụn và sử dụng chất làm đầy Filler.
Nâng mũi không cần phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler. Filler là một dạng acid hyaluronic có cấu tạo tương đồng với acid hyaluronic trong cơ thể có tác dụng làm tăng thể tích và nâng đỡ mô. Khi đưa một lượng filler vào vị trí mũi, các acid hyaluronic sẽ len lỏi vào khoảng trống giữa các mô để làm đầy, nâng đỡ và tạo dáng thanh mảnh cho những sống mũi thấp. Đây là giải pháp được FDA kiểm định là an toàn và cho hiệu quả tức thì (chỉ sau 2-3 ngày) và chỉ sau 15-20 phút trị liệu, bạn sẽ quay trở lại với công việc một cách bình thường.
Với giải pháp nâng mũi không phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler sẽ mang lại cho bạn sóng mũi tự nhiên và duy trì kết quả trong thời gian 6-12 tháng rất thích hợp với những ai ngại dao kéo. Tiểu phẫu cấy ghép sụn để duy trì kết quả vĩnh viễn. Chất liệu dùng trong phẫu thuật nâng sống mũi là sụn nhân tạo của các hãng sản xuất công nghệ thẩm mỹ hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc với các khớp nối đươc thiết kế linh hoạt phù hợp với từng cấu trúc mũi. Công nghệ nâng mũi bọc sụn không chỉ làm cho sống mũi và đầu mũi cao, thanh hơn, mà còn làm hẹp một phần cánh mũi với những cánh mũi hơi to. Ngay sau phẫu thuật, bạn có thể thấy ngay hình dáng mũi mới của mình và sự cải thiện rõ rệt về mặt thẩm mỹ.
 Thẩm mỹ hàn quốc JW cơ sở 1
Địa chỉ: 141 - 143 Lê Thị Riêng,P.Bến Thành,Q.1,TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 2222
Di động: 09 6868 1111
Email: drdunghanquoc@gmail.com,drhaohanquoc@gmail.com


Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Cấm bảo hiểm tiền gửi mang vốn đi gửi ngân hàng

Khác với quy định trước, luật Bảo hiểm tiền gửi vừa được VP Chủ tịch nước công bố ngày 16/7 “thắt” điều kiện, không cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi mở tài khoản, gửi tiền tại ngân hàng như quy định trước đây.


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thanh Bình cho biết, Quốc hội đã thông qua nguyên tắc chỉ bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam, không bảo hiểm đối với tiền gửi là ngoại tệ, kim loại quý. Chủ thể được bảo hiểm tiền gửi cũng được điều chỉnh để khắc phục những hạn chế của quy định hiện hành. Theo đó, luật mới quy định chỉ bảo hiềm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân mà không bảo hiểm cho tiền gửi của hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
“Việc bảo hiểm tiền gửi cho cả tổ chức không phù hợp với mục tiêu bảo vệ những người gửi tiền nhỏ lẻ, thiếu thông tin. Mặt khác, tiền gửi của các tổ chức mang tính luân chuyển cao, chủ yếu nhằm mục đích thanh toán chứ không nhằm mục đích gửi tiền tiết kiệm nên giữ quy định như cũ không phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” – ông Bình phân tích.
Phó Thống đốc cũng lưu ý nội dung, luật Bảo hiểm tiền gửi quy định cụ thể về hoạt động đầu tư của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Nhằm tránh rủi ro hao tổn quỹ bảo hiểm tiền gửi, gây tác động xấu đến hiệu quả của hệ thống, luật chỉ cho phép tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN (Điều 31) mà không cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi được mở tài khoản, gửi tiền tại tổ chức tín dụng khác như quy định trước đây.
Về nghĩa vụ chi trả bảo hiểm, luật quy định, nghĩa vụ này phát sinh kể từ thời điểm NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà ngân hàng tham gia bảo hiểm vẫn lâm vào tình trạng phá sản. Việc xác định thời điểm trả tiền bảo hiểm thể hiện cam kết của nhà nước đối với người dân trong việc đảm bảo chi trả ngay lập tức khoản tiền bảo hiểm trong hạn mức bảo hiểm theo quy định cho người gửi tiền khi ngân hàng đổ vỡ, nhằm củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, hạn chế hiện tượng rút tiền hàng loạt, qua đó giảm thiểu tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định của cả hệ thống.
Luật Bảo hiểm tiền gửi có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013.

 

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

VietinBank khai trương dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt

Tối 5/7 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW đã diễn ra lễ khai trương dịch vụ “Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt” do Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cung cấp.


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW là tuyến cao nhất khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới; chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên toàn quốc. Hiện tại BV có 280 giường bệnh, 7 phòng chức năng, 5 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng và 1 trung tâm đào tạo - chỉ đạo tuyến. Tuy nhiên, với số lượng bệnh nhân rất đông khiến BV luôn trong tình trạng quá tải.

Để có chất lượng phục vụ tốt hơn nữa, BV Bệnh nhiệt đới TW đã phối hợp với VietinBank triển khai giải pháp “Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt và đăng ký khám trực tuyến dành cho bệnh nhân”. Đây là giải pháp đăng ký khám bệnh và thanh toán hóa đơn viện phí trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại của VietinBank.
Giải pháp gồm 2 phần:
- Đăng ký khám bệnh trực tuyến tại nhà. BV triển khai dịch vụ “Đặt lịch hẹn khám bệnh” từ ngày 1/7/2012 thông qua website http://benhnhietdoi.vn. Dịch vụ này cho phép khách hàng sử dụng thẻ ATM E-Partner và thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master Card…) đăng ký khám chữa bệnh trực truyến, rút ngắn quy trình: từ đăng ký, đóng tiền, gọi số, chờ đợi,…  Bệnh nhân có thể lựa chọn thời gian khám, Bác sĩ khám, Khoa khám vì vậy bệnh nhân có sự chủ động trong việc khám bệnh, tiết kiệm được thời gian chờ đợi khám. BV chủ động trong quá trình tiếp đón bệnh nhân, giảm áp lực cho bộ phận tiếp nhận đầu vào. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể tự đăng ký tại các Kiosk Banking của VietinBank.

- Thanh toán hóa đơn viện phí không dùng tiền mặt: Giải pháp áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại của VietinBank giúp cho bệnh nhân được thanh toán viện phí ngay sau khi bác sĩ chỉ định các dịch vụ cận lâm sàng  mà không phải đi lại nhiều lần xếp hàng đóng tiền thanh toán hóa đơn viện phí. Ngoài ra bệnh nhân có thể lựa chọn các hình thức thanh toán như: Thanh toán trực tuyến tại phòng khám, dùng điện thoại di động để tự thanh toán hoặc thanh toán tại Kiosk Banking…Đặc biệt  thông qua website của BV, người nhà ở xa của bệnh nhân cũng có thể thanh toán hóa đơn cho bệnh nhân.