Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Các ngân hàng Đức trở thành “nam châm” hút tiền

Khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu leo thang, Đức trở thành nam châm thu hút người gửi tiền với mong muốn tìm ra nơi trú ẩn an toàn nhất cho các khoản tiết kiệm của mình. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Theo số liệu của ECB, tính đến ngày 30/4, tổng lượng tiền gửi tại các ngân hàng Đức đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 2,17 nghìn tỷ euro (tương đương 2,73 nghìn tỷ USD). 

Trong cùng thời kỳ này, lượng tiền gửi tại Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ireland sụt giảm 6,5%, rơi xuống mức 1,2 nghìn tỷ euro. Trong khi đó, theo dữ liệu của Bloomberg, lượng tiền gửi tại Hy Lạp sụt giảm tới 16%. 

Theo nhận định của Dieter Hein, chuyên gia ngân hàng tại Fairesearch GmbH có trụ sở đặt tại ngoại ô Frankfurt, tất cả mọi người đều nghĩ Đức là đất nước an toàn nhất trong eurozone. Từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 3 năm nay, lượng tiền gửi tại Deutsche Bank đã vượt quá 5 tỷ euro trong khi khoảng 7 tỷ euro được thêm vào các tài khoản tại ngân hàng Commerzbank AG trong 3 tháng đầu năm nay. 

Commerzbank thậm chí không cần sử dụng đến thị trường trái phiếu để tái cấp vốn trong năm nay và vẫn có thanh khoản dồi dào, theo báo cáo được ngân hàng này công bố vào ngày 9/5. 

Thêm vào đó, các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh đặt tại Berlin cũng được hưởng lợi. Số tiền gửi tại các chi nhánh này đã tăng lên mức 82,9 tỷ euro tính đến hết ngày 30/4 trong khi chỉ đạt 60,4 tỷ euro vào tháng 4/2011. 

Tuy nhiên, các ngân hàng Đức cũng phải đối mặt với thử thách trong vấn đề kiếm lợi từ dòng tiền chảy vào ồ ạt để có thể điều chỉnh chi phí nắm giữ tiền trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Đức thấp kỷ lục như hiện nay. Đồng thời, dòng tiền chảy vào thì cũng có thể chảy ra. Các ngân hàng buộc phải đầu tư trong ngắn hạn với mức lãi suất thấp. 

Theo Philipp Haessler, chuyên gia phân tích ngân hàng tại Equinet Bank AG đặt tại Frankfurt, các ngân hàng Đức hiện đang gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm các tài sản để có thể đầu tư và cuối cùng khách hàng có thể sẽ phải chịu mức lãi suất thấp. Lãi suất giờ đây không được quyết định bởi lượng cung và lượng cầu mà được quyết định bởi dòng tiền hay chính xác hơn là khủng hoảng. Khủng hoảng càng kéo dài thì càng có nhiều tiền chảy vào Đức và lãi suất càng thấp.
Ngân hàng Habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Xóa Bỏ Những Khó Khăn

Ngân Hàng Habubank


Cụ thể, việc gia nhập với ngân hàng SHB sẽ giúp hai ngân hàng tiến tới và trở trở thành một định chế tài chính bền vững và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu.  Hai ngân hàng sát nhập có khả năng cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho ngân hàng Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.
ngân hàng habubank

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo ngân hàng Habubank kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Mặc dù đã gặp không ít những khó khăn, nhưng sau khi sát nhập mọi vần đề của habubank sẽ được khắc phục.
ngân hàng habubank-3

sáp nhập với ngân hàng khác được cho là hiệu quả. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về giả pháp và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách đúng đắn trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng và các bên liên quan.
Song, nguyên nhân lại chọn SHB và năng lực tài chính của ngân hàng này đến đâu lại là câu hỏi được đa số cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một ngân hàng có tài chính thực sự vững mạnh mới có thể giúp sức được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của nhà băng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên. Bên cạnh dấu hỏi về khả năng tài chính của SHB, có nhiều người còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một ngân hàng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn chú trọng nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.